Nguyên nhân nào khiến nồi cơm điện nấu cơm bị cháy

Khi nấu cơm bằng nồi cơm điện, chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng gặp vài ba lần cơm bị cháy. Vậy từ những nguyên nhân nào khiến nồi cơm điện nấu cơm bị cháy? 

Nguyên nhân nào khiến nồi cơm điện nấu cơm bị cháy

Khi nồi cơm điện thường xuyên nấu cơm bị cháy, người dùng nên đề phòng, vì đây chính là dấu hiệu của hư hỏng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến nồi cơm điện nấu cơm bị cháy, nhưng chủ yếu thường xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

1. Từ sự xuống cấp của thiết bị này:

Trải qua thời gian dài sử dụng, bạn sẽ thấy nồi cơm điện có dấu hiệu nhảy nút sớm hơn, trước cả khi cơm chín. Khi đó, người dùng thường có xu hướng “chữa cháy” bằng việc bật nút nấu thêm lần nữa để tiếp tục nấu cơm. Điều này xảy ra lâu ngày sẽ làm nút bị lờn, khoảng cách giữa lò xo nén nơi đáy nồi và rơ-le nhiệt bị kéo giãn, khiến cảm ứng nhiệt không nhạy. Vậy nên, dù nồi đã đạt tới độ nóng, trạng thái thích hợp để cơm chín, rơ-le vẫn không cảm nhận được và giữ nguyên trạng thái nấu, khiến cơm bị cháy.

nau com bi chay
Nồi cơm điện xuống cấp là nguyên nhân khiến nồi nấu cơm bị cháy.

2. Xuất phát từ người dùng:

Nếu bạn thường có thói quen chà rửa nồi bằng những loại giẻ cứng, lâu dần lòng nồi và đáy nồi sẽ mất đi lớp chống dính. Khi đó, nồi sẽ nấu lâu hơn, nhưng cơm lại bị khê cháy ở bên trong. Hoặc có một trường hợp khác, chính là bạn không lau nồi trước khi cho vào nấu. Khi đó, đáy nồi sẽ bị đốt cháy, ảnh hưởng đến việc dẫn nhiệt để làm cơm chín.

noi com dien nau com bi chay
Sử dụng nồi cơm điện không đúng cách cũng có thể khiến cơm bị cháy.

3. Tỉ lệ gạo và nước không tương xứng:

Ngoài 2 nguyên nhân trên, nồi cơm điện nấu cơm bị cháy có thể do một vài trường hợp dở khóc dở cười khác, đó chính là:

Người dùng cho quá ít nước, tỉ lệ nước – gạo không tương ứng khiến cho cơm bị cháy. Kinh nghiệm sử dụng ở đây là bạn hãy canh nước cao đúng một lóng tay, như vậy là vừa nấu, cơm giữ được độ dẻo thơm, không bị nhão, cũng không bị cháy.

Trường hợp bất khả kháng cuối cùng là nguồn nước gia đình bạn đang sử dụng là nước cứng – nước còn chứa nhiều kim loại nặng, khoáng chất dễ kết tủa. Sau một thời gian dài, nước sẽ đóng cặn ở trong thành nồi, đáy nồi. Những bộ phận này trở nên giòn, dẫn nhiệt kém hơn, cơm nấu không ngon, hay bị khô cháy. Trong trường hợp thấy nồi có các mảng bám trắng, bạn nên trụng nồi với nước sôi và tiến hành cọ rửa thường xuyên.

Hãy lưu ý: Mua các loại nồi chính hãng sẽ có độ bền cao, khả năng cơm nấu bị cháy, khê sẽ thấp hơn nồi giả, nồi kém chất lượng trôi nổi trên thị trường. Đừng vì những phút ham rẻ mà khiến bữa ăn ngon của gia đình bị ảnh hưởng nhé bạn!